Hãy cùng khám phá cuộc đời của Đồng chí Đỗ Mười, tên khai sinh Nguyễn Duy Cống. Năm 1941, Đồng chí đã bị thực dân Pháp bắt và phải chịu án 10 năm tù giam tại Hoả Lò – Hà Nội. Tuy nhiên, tháng 3/1945, Đồng chí đã vượt ngục và tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng, lãnh đạo Tỉnh uỷ Hà Đông và tham gia vào cuộc Tổng khởi nghĩa để giành chính quyền ở Hà Đông. Sau tháng Tám 1945, Đồng chí trở thành Bí thư Tỉnh uỷ Hà Đông và đảm nhận các vị trí khác nhau trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tại các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và Liên khu III.
Đồng chí từng giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Hà Nam, Bí thư kiêm Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Nam Định, Khu uỷ viên Khu III kiêm Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình, Phó Bí thư liên Khu uỷ III kiêm Phó Chủ tlch Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu III, và Bí thư Khu uỷ tả ngạn Sông Hồng kiêm Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến hành chính và Chính uỷ Bộ Tư lệnh Khu tả ngạn Sông Hồng.
Đồng chí Đỗ Mười là ai?
Đồng chí Đỗ Mười, tên khai sinh Nguyễn Duy Cống, là một thanh niên yêu nước sớm giác ngộ cách mạng. Ở tuổi 19, ông đã tham gia hoạt động trong phong trào Mặt trận bình dân, chứng tỏ sự quyết tâm và tinh thần đồng lòng với đồng bào. Năm 1939, đồng chí Đỗ Mười gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, mở đầu cho một sự nghiệp lớn trong việc xây dựng và phát triển đất nước.
Thông tin nhanh, tiểu sử Đồng chí Đỗ Mười
- Họ và tên: Nguyễn Duy Cống
- Tên gọi khác: Đỗ Mười
- Ngày sinh: 02-02-1917
- Ngày mất: 01-10-2018
- Quê quán: Xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
Thông tin nhanh, quá trình công tác Đồng chí Đỗ Mười
Là một thanh niên yêu nước sớm giác ngộ cách mạng, năm 19 tuổi, đông chí đã tham gia hoạt động trong phong trào Mặt trận bình dân. Năm 1939, đồng chí gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1941, đồng chí bị thực dân Pháp bắt và kết án 10 năm tù giam tại Hoả Lò – Hà Nội. Tháng 3/1945, đồng chí vượt ngục và tiếp tục hoạt động cách mạng, tham gia Tỉnh uỷ Hà Đông, trực tiếp lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Đông.Sau tháng Tám 1945 đồng chí giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Hà Đông.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng chí Đỗ Mười lần lượt đảm nhận các công tác khác nhau tại các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và Liên khu III; Bí thư Tỉnh uỷ Hà Nam; Bí thư kiêm Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Nam Định; Khu uỷ viên Khu III kiêm Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình; Phó Bí thư liên Khu uỷ III kiêm Phó Chủ tlch Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu III; chính uỷ Bộ Tư lệnh Liên khu III; Bí thư Khu uỷ tả ngạn Sông Hồng kiêm Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến hành chính và Chính uỷ Bộ Tư lệnh Khu tả ngạn Sông Hồng.
Năm 1955, đồng chí là Bí thư Thành uỷ kiêm Chủ tịch Uỷ ban quân chính thành phố Hải Phòng.
Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (tháng 3/1955), đồng chí được bầu bổ sung làm Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá II.
Năm 1956, đồng chí được cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội thương.
Năm 1958, đồng chí được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội thương. Đồng chí là đại biểu Quốc hội khoá II nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Tháng 9/1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam, đồng chí Đỗ Mười được bầu là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Từ năm 1961 đến 1969, đồng chí lần lượt đảm nhiệm các chức vụ: Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước, Trưởng phái đoàn thanh tra của Chính phủ.
Từ 1969 đến 1971, đồng chí được cử giữ chức Phó Thủ tướng, Chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế Phủ Thủ tướng.
Năm 1971, đồng chí được bầu là đại biểu Quốc hội khoá IV, được Quốc hội bầu giữ chức Phó Thủ tướng, Chủ nhiệm Uỷ ban kiến thiết cơ bản. Từ tháng 6/1973 đến tháng 11/1977, đồng chí được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng, đại biểu Quốc hội khoá V, VI.
Tháng 12/1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, đồng chí Đỗ Mười được bầu vào Ban Chấp Chấp hành Trung ương và Uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị tiếp tục giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 1976 – 1981.
Tháng 7/1981, đồng chí là đại biểu Quốc hội khoá VII và được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tháng 3/1982, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Uỷ viên Bộ Chính trị tiếp tục giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Tháng 12/1986, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trưng ương, Uỷ viên Bộ Chính trị và Thường trực Ban Bí thư. Đồng chí là đại biểu Quốc hội khoá VIII.
Tháng 6/1988, Quốc hội khoá VIII bầu đồng chí giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII và VIII đồng chí Đỗ Mười được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Uỷ viên Bộ Chính trị, giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (6/1991 – 12/1997). Đồng chí là đại biểu Quốc hội khoá IX.
Tháng 12/1997, đồng chí Đỗ Mười được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 (khoá VIII) được cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Đồng chí Đỗ Mười qua đời ngày 01/10/2018 tại Hà Nội.(theo nguồn: https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/lanh-dao-dang-nha-nuoc/thu-tuong-chinh-phu/dong-chi-do-muoi-72)
Tiểu sử người nổi tiếng cảm ơn độc giả đã đọc về Đồng chí Đỗ Mười – nhân vật lịch sử vĩ đại của Việt Nam
Trước tiên, tiểu sử người nổi tiếng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý vị đã dành thời gian đọc bài viết về cuộc đời của Đồng chí Đỗ Mười – một nhân vật lịch sử vĩ đại của đất nước và nhân dân Việt Nam.
Chúng ta không thể phủ nhận rằng, cuộc đời của Đồng chí Đỗ Mười đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước và cả cộng đồng quốc tế. Với đóng góp của mình, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử và tâm trí của người dân Việt Nam.
Đồng chí Đỗ Mười là một nhà lãnh đạo tâm huyết với đất nước và nhân dân. Từ thời niên thiếu, ông đã có niềm đam mê với cách mạng và sớm tham gia vào phong trào Mặt trận bình dân. Đồng chí Đỗ Mười đã trải qua nhiều khó khăn và gian khổ trong cuộc đời của mình, nhưng với tinh thần quyết tâm và đam mê cao độ, ông đã vượt qua mọi thử thách để trở thành một trong những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất của đất nước.
Bài viết này không thể tránh khỏi những thiếu sót và lỗi sai, do đó tôi xin chân thành xin lỗi quý vị nếu có bất kỳ điều gì chưa đúng hoặc không chính xác trong bài viết này. Tôi hy vọng rằng quý vị sẽ có thêm những kiến thức hữu ích về Đồng chí Đỗ Mười thông qua bài viết này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới quý vị đã dành thời gian quý báu của mình để đọc bài viết này. Chúc quý vị có một ngày vui vẻ và thành công trong cuộc sống.
Trân trọng,
Tieusunguoinoitieng.vn